Hình ảnh lao động Việt trong mắt sếp nước ngoài đang dần xấu đi vì một số ít ngoại lệ: trộm cắp, lười biếng, thậm chí là bỏ trốn. Vậy làm sao để nâng cao hình ảnh lao động Việt trong mắt nhà tuyển dụng nước ngoài?

Sếp ngoại quá khó tính hay bạn chưa chịu thay đổi?
1 ) Đừng chờ chủ hiểu bạn. Hãy hiểu chủ trước đi
Từ “ hiểu” ở đây chẳng có gì cao xa, chỉ là bạn cần hiểu được chủ nói gì. Học ngôn ngữ, tiếng nói của chủ chẳng hại gì cho bạn, vừa biết thêm một thứ tiếng, vừa không khiến chủ khó chịu khi nói 1 tràng dài mà bạn chẳng tiếp thu được gì.
Nhiều lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài thường rơi vào tình trạng “không nói nửa lời” chỉ biết gật đầu mỗi khi sếp phàn nàn hay khen thưởng. Đừng ngại khó, hãy học đi. Trước khi quyết định xuất khẩu lao động người lao động đã có 1 khoảng thời gian dài để chuẩn bị. Hãy dành thời gian đó để học tiếng bản địa – nơi bạn sắp đến đó sinh sống và làm việc.
2 ) Tôn trọng nền văn hóa nơi bạn làm việc
Làm việc với người Nhật tuyệt đối đừng trễ giờ
Không phải nước nào cũng có nền văn hóa như Việt Nam. Mỗi quốc gia lại có phong tục tập quán cũng như những điều cấm kỵ riêng. Nếu không muốn bị sếp “để ý” vì những sai lầm ngớ ngẩn thì hãy tìm hiểu nét văn hóa cơ bản nơi bạn đang sinh sống và làm việc. Ví thử như nếu bạn đang làm việc với sếp Nhật thì tuyệt đối không được trễ giờ. “giờ giấc cao su” là thói quen xấu của người Việt, hãy bỏ ngay nó đi trước khi bạn bị đuổi việc.
3 ) Cần cù, siêng năng
Tập trung siêng năng làm việc
Chịu khó siêng năng làm việc, đảm bảo tiến độ công việc thì chẳng có sếp nào nỡ ghét bạn đâu. Hãy yên tâm vì công sức bạn bỏ ra chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng. Một nhân viên ưu tú sẽ chẳng bao giờ lười nhác, công việc thích làm thì làm không làm thì thôi. Sếp sẽ là người có cái nhìn công tâm nhất dựa trên việc đánh giá thái độ làm việc của bạn ra sao.
4) Hòa đồng với đồng nghiệp

Dù trong bất cứ môi trường nào thì sự hòa đồng là điều kiện cần thiết. Môi trường làm việc cởi mở thoải mái thì chất lượng công việc cũng tốt lên. Có cạnh tranh để phát triển chứ không phải để đố kỵ. Sự hòa đồng dựa trên việc thấu hiểu, tôn trọng lẫn nhau về quốc tịch, văn hóa,…giúp cho làm việc nhóm cũng dễ dàng hơn
5 ) Ngoài công việc hãy coi sếp là người thân
Người thân ở đây không phải việc bạn đi quá giới hạn, ăn nói lỗ mãng mà hãy mở lòng, tâm sự với sếp, chia sẻ những khó khăn trong công việc hay thậm chí là chuyện cá nhận. Đừng ngại mở lòng vì khi đó không những có thêm một người bạn mà còn có thể gần gũi hơn với sếp và đương nhiên sẽ nhận được sự hỗ trợ khi cần thiết.
Nếu làm đúng 5 điều trên, chắc chắn bạn sẽ trở thành nhân viên ưu tú trong mắt sếp ngoại đấy.
Hiện chưa có bất kỳ đơn vị nào được phép tuyển chọn đưa người lao động đi làm việc tại các thị trường Singapore, Úc, Đức, Canada...Thông tin đăng tải trên website này với mục đích giúp người lao động tham khảo và tránh bị các đối tượng xấu lừa đảo.? Hãy NHẬP SỐ ĐIỆN THOẠI và yêu cầu gọi lại để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.