Rủi ro khi tự làm hồ sơ đi du học nghề Đức

RỦI RO KHI TỰ LÀM HỒ SƠ DU HỌC ĐẠI HỌC & DU HỌC NGHỀ ĐỨC
Có thể nhiều bạn học sinh muốn tiết kiếm 1 khoản chi phí nhất định và muốn tự làm hồ sơ để có thể đi du học nghề Đức nhưng các bạn sẽ không lường trước được 1 số tình huống có thể sẽ gặp phải như sau:

– Định hướng sai ngành nghề: Học viên chưa sang Đức rất khó có thể nắm được đầy đủ thông tin chính xác nhất trong việc lựa chọn ngành nghề theo học. Việc định hướng sai ngành nghề dẫn đến việc học viên dễ nản và bỏ cuộc khi tham gia chương trình học tại Đức.

– Mất nhiều thời gian: Học viên mất rất nhiều thời gian tìm hiểu, cập nhật, tổng hợp các thông tin về chương trình học, đối tác tuyển dụng tại Đức, thủ tục hồ sơ xin visa và yêu cầu chứng minh tài chính của Đại Sứ Quán và Sở Ngoại Kiều. Việc tìm kiếm được một trường học/cơ sở đào tạo chấp nhận đón học viên trực tiếp từ Việt Nam sang học tại Đức cũng là một trở ngại lớn, vì đa số các email của học viên được gửi đến nhà tuyển dụng đều không được hồi đáp.

– Bỏ lỡ kì học: Việc loay hoay chuẩn bị hồ sơ với nhiều thời gian hơn dự tính hoặc không đậu phỏng vấn với cơ sở đào tạo theo kế hoạch có thể làm bạn bị bỏ lỡ kì nhập học tại Đức và có thể bằng tiếng Đức sẽ bị hết hạn. Trong trường hợp này học viên buộc phải ôn tập lại và thi lại chứng chỉ tiếng Đức theo yêu cầu gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng tâm lý tiêu cực đến học viên và gia đình.

– Hạn chế ngành nghề, thành phố và chính sách đãi ngộ: Học viên sẽ không có được nhiều lựa chọn về các ngành nghề cũng như cơ sở đào tạo tại Đức bằng các công ty đã có các đối tác lớn và lâu năm trong việc cung ứng nguồn học sinh giữa Việt Nam và Đức. Đồng thời những chính sách đãi ngộ tốt thường được các doanh nghiệp hỗ trợ theo những chương trình kí kết độc quyền giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Phần lớn học viên tự đăng kí theo hình thức cá nhân sẽ ít khi được hưởng các chính sách đãi ngộ này.

– Rớt visa: Thiếu kinh nghiệm trong việc chuẩn bị hồ sơ du học, phỏng vấn visa và các thủ tục pháp lý cần thiết có thể dẫn đến việc học viên không đậu visa du học Đức. Việc xin lại visa ở các lần sau cần có sự chuẩn bị khắt khe hơn khi học viên đã từng trượt visa vào châu Âu. Việc không cập nhật thường xuyên các quy định xin trường, xin visa, mức chứng minh tài chính… sẽ làm tăng mức độ rủi ro bị từ chối visa du học Đức của học viên.

– Bị huỷ chỗ học: Học viên thường gặp khó khăn về ngôn ngữ, khác biệt văn hoá trong thời gian đầu mới sang Đức. Điều này dẫn đến việc hạn chế giao tiếp, khó khăn khi đi học đi làm, gây ra hiểu lầm giữa các đồng nghiệp… dẫn đến các cơ sở đào tạo đuổi học, huỷ chỗ học chỗ làm của học viên trong thời gian thử việc. Vì vậy học viên cần những người bảo hộ có kinh nghiệm, am hiểu văn hoá giữa Việt Nam – Đức để hỗ trợ hướng dẫn các em khi có các vấn đề phát sinh tại Đức tránh đến việc visa bị huỷ và học viên buộc phải về nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *